Chuyên gia Phong thủy Phạm Cương: “Lâu đài châu Âu đầu tiên ở Hà Nội được cả phú cách lẫn quý cách”

Lâu đài châu Âu đầu tiên ở Hà Nội

“Tôi không dám nhận gia đình nhà mình là có điều kiện vì điều kiện nó cũng có nhiều đẳng cấp nhưng không phải gia đình nào có tiền cũng dám xây lâu đài như nhà tôi. Những lúc mệt mỏi vì làm việc, tôi chỉ cần ngắm hoa trong nhà, ngoài sân cổng là đã đủ thư thái rồi mà không cần phải đi trời Tây hay trời ta gì hết…”, bà chủ lâu đài châu Âu đầu tiên ở Hà Nội nói về căn nhà có một không hai của mình.

 

Lâu đài châu Âu đầu tiên ở Hà Nội

Nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng lâu đài mang phong cách châu Âu đầu tiên của Hà Nội không nằm ở các quận nội thành mà nằm ở khu đô thị mới Văn Quán, Hà Đông, thuộc Hà Tây cũ. Mục sở thị căn hộ và nội thất bên trong vào một ngày trời âm u nhưng nhìn từ xa, lâu đài trắng sừng sững giữa khu đô thị nổi bật khiến ai cũng một lần đi qua cũng phải ngẩng đầu, ngước nhìn.

IMG_3298

                                                                         Bà chủ lâu đài Hồng Cẩm

Tiếp đón phóng viên báo Chuyện đời là bà chủ Hồng Cẩm, cũng là tên tòa lâu đài này. Dáng người nhỏ nhắn, ăn mạng trẻ trung, sành điệu, không ai dám nghĩ bà chủ căn hộ này vừa bước sang tuổi 52. Vữa dẫn khách vào nhà, bà Cẩm vừa giới thiệu về lâu đài nguy nga của mình: “Tôi không dám nhận nhà mình là lâu đài và cũng không dám nhận gia đình mình có điều kiện vì điều kiện nó cũng có nhiều đẳng cấp khác nhau nhưng tôi khẳng nhiều nhà có tiền cũng không dám xây lâu đài như nhà tôi”. Theo chủ tòa lâu đài này, diện tích hai lô đất rộng 500 m2 được sử dụng hết vào để xây lâu đài và chủ thầu xây dựng phải xây từ năm 2005 – 2008 mới hoàn thành. Hai bên hông nhà là hai nhà hàng ăn, cũng thuộc đất của nhà bà Cẩm. Mặt tiền lâu đài giáp con đường đôi rộng nhưng lại là đường cộc, chưa đặt tên chứu con đường 19/5 đẹp đẽ lại rẽ trái trước khi đi qua lâu đài này. Hông trái đi qua một cửa hàng ăn là hồ Văn Quán. Bên trong lâu đài, chủ nhà còn bố trí một phòng làm viêc to với nhiều bàn làm việc phục vụ cho việc kinh doanh của gia đình. Tuy nhiên bà Cẩm từ chối tiết lộ mặt hàng cũng như hình thức kinh doanh của gia đình.

lâu đài 2

                  Lâu đài châu Âu đầu tiên ở Hà Nội – Lâu đài Hồng Cẩm

Là tòa lâu đài được nhiều đại gia đất Cảng Hải Phòng và Hà Nam, Nam Định lên tham khảo kiên trúc, bà Cẩm cho biết trước khi hai vợ chồng quyết định xây lâu đài này, hai người cũng đã đi nhiều nước trên thế giới thao khảo kiến trúc. Sau khi lâu đài được hoàn thiện, tất cả nội thất bên trong cũng đều được chủ nhà nhập khẩu từ nước ngoài về. Bà chủ lâu đài cũng cho biết, trước khi xây lâu đài, vấn đề xem phong thủy cũng được gia đình bà tìm hiểu rất kĩ nên bà khẳng định phong thủy tòa lâu đài nhà mình là tuyệt vời: “Phong thủy rất quan trọng nên vợ chồng tôi tìm hiểu rất kĩ. Chúng tôi cũng đã nhờ nhiều thầy phong thủy xem giúp chứ không như lâu đài nhà bầu Kiên đâu, phong thủy không được chút nào”. Lại nhắc đến nhiều lâu đài khác, bà Cẩm còn cho rằng lâu đài Tổng Hải Sơn của đại gia Hà Nam “không thể sáng bằng” lâu đài nhà bà từ đường nét chi tiết đến tổng thể nhìn hết sức nặng nề, rối mắt.

 

Chuyên gia phong thủy hết lời khen             

Trò chuyện với phóng viên báo Chuyện Đời về phong thủy của lâu đài Hồng Cẩm này, chuyên gia phong thủy, KTS Phạm Cương (chuyên gia phong thủy hàng đầu Việt Nam) cho biết: “Toà nhà này về mặt phong thuỷ có cách cục khá rõ ràng theo kiểu Quân thần khánh hội, rất đăng đối và chỉnh tề. Tòa nhà này xây theo kiến trúc Pháp cổ nhưng không rườm rà nặng vào chi tiết mà khá nhẹ nhàng thanh thoát, vẫn toát lên vẻ sang trọng và đài các. Chứng tỏ người chủ nhân, mặc dù có thể là doanh nhân nhưng chủ nhà có tư duy theo kiểu chính trị gia, hoặc quân đội, nhà kinh doanh lớn. Người này trong hành xử sẽ biết nhìn đến tổng thể không đặt nặng chi tiết”.

chuyen gia phong thuy Pham Cuong                                          Chuyên gia Phong thủy Phạm Cương
Cũng theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, ngôi nhà có một số dấu ấn khá tốt về Phong thuỷ như được về hướng so với tuổi gia chủ. Chủ nhà tuổi 1958, phi cung Càn hướng nhà Tây Bắc được Phục Vị trạch – coi là cát. Nhà nằm trong tuyến Châu bảo trong Phép Huyền không cũng là điểm tốt thứ hai. Ngoài ra cung Tây nam của chủ nhà có hồ nước là nơi toạ của sao Văn tinh chủ văn chương là điểm tốt thứ ba. Tất nhiên cách cục văn chương, nghệ thuật không được như biệt thự của bầu Kiên vì không hấp thụ thuỷ khí trực tiếp từ khu hồ bên cạnh. Tuy vậy, về tổng thể công với hình thái khá tinh tế của ngôi nhà, chủ nhân vừa được phú cách lần cả quý cách, giàu mà vẫn sang, không thô trọc, có văn hoá.
Với đặc điểm phong thuỷ vậy tôi cho rằng nhà này đang ở chiều hướng tốt, khả năng vẫn trong chu kỳ phát triển đi lên.

Tuy nhiên, điểm hạn chế của nhà này ở chỗ, ngôi nhà rất tầm cỡ bề thế nhưng lại không hợp với khuôn đất hơi nhỏ bé, cây cối hai bên ít, sân trước cũng không tương xứng với ngôi nhà. Điều này hơi đáng tiếc trong bố cục cũng như trong thiết kế. Về phong thuỷ, điều này ví như ông tướng ra trận có tướng có sỹ thiện chiến, nhưng những lực lượng binh tốt không nhiều. Như thế đánh trận thắng được những trận nhỏ, còn vào những chiến dịch lớn sẽ gặp khó khăn. Khó tiến xa tiến dài được. Một số đồ đạc phong thuỷ và cấu trúc trong nhà cũng toát lên ý nghĩa, chủ nhân khi đến một đỉnh cao nhất định sẽ thiên về bảo toàn hơn là việc mạnh dạn chuyển hướng kinh doanh để chinh phục các đỉnh cao tiếp. Điều này cũng sẽ hạn chế cơ hội tiến xa của chủ nhân!

Choáng với độ ăn chơi của gia chủ

Theo phóng viên tìm hiểu từ nhiều nguồn tin khác nhau, bà Hồng Cẩm là người gốc Hà Đông còn chồng bà tên Toán, sinh năm 1958, quê gốc Bắc Ninh, hiện đang là chủ nhiều doanh nghiệp sản xuất gang thép trên Thái Nguyên, liên doanh với nhiều nước trên thế giới. Cũng theo tìm hiểu, trước khi kinh doanh gang, thép, hai vợ chồng chủ lâu đài Hồng Cẩm đã có thời gian làm chủ cửa hàng thu mua sắt vụn. Nhờ sự vươn lên, có chí làm giàu mà nay trở thành ông bà chủ quản lý hàng nghìn công, nhân viên và sống hưởng thụ trong tòa lâu đài đầu tiên mang phong cách châu Âu ở Hà Nội này.

Nhiều người dân sống xung quanh lâu đài cho biết trước khi vợ chồng ông bà Toán, Cẩm chuyển về Văn Quán xây lâu đài, họ không biết vợ chồng ông này từng sinh sống ở đâu, trong ngôi nhà như thế nào nhưng kể từ khi lâu đài được hoàn thành, hai vợ chồng ông bà Toán Cẩm dường như không quan hệ với hàng xóm mà chỉ đi lại bằng ô tô rồi khi về lại đánh thẳng ô tô vào gara rồi vào nhà. Tuy nhiên nói về độ “chịu chơi” của chủ nhà thì hàng xóm và những người dân sống xung quanh ai cũng trầm trồ. Ông X. một bảo vệ ngân hàng gần đó kể: “Tôi chỉ gặp ông chồng có mấy lần còn vợ thì gặp nhiều hơn một chút nhưng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đó là lúc bà này là cổng ngắm ngắm tòa lâu đài của mình rồi lại đi vào. Nhà giầu thì họ có đẳng cấp khác chứ. Vào ngày mùng 1 hay hôm rằm, nhà này thắp điện sáng trưng, nhìn lung linh, đẹp lắm. Còn độ “chịu chơi” thì chi nhà bà này tiêu tiền không tiếc tay. Tôi nghe nói, khi thi công lâu đài này, bên đơn vị nhà thầu nói lỗ 10 triệu tiền nhân công thì bà ấy rút ngay 10 triệu cho thêm. Sau đó còn thết đãi tiệc tùng linh đình. Chị Hoa từng giúp việc dọn dẹp cho nhà này có nửa tháng mà được trả những 10 triệu đồng cơ đấy, chưa kể Tết về còn có quà cáp, mừng tuổi. Hôm tất niên thì thịt lợn, thịt trâu, bò, thịt ngựa bày la liệt ngoài sân. Nhà ấy đem chia rồi cho từng nhà họ hàng, bạn bè một. Hôm ấy cỡ phải có gần 20 cái ô tô con đỗ rìa đường chứ chả chơi…”.

Phóng viên chúng tôi ra về, vẫn chưa hết mãn nhãn với lâu đài châu Âu đầu tiên ở Hà Nội này cùng những câu chuyện tiêu tiền xung quanh chủ căn hộ ấy.

Nguyễn Phương (Theo Chuyện đời)