Chuyên gia Phong thủy Phạm Cương: Quy hoạch Hà Nội cần một tầm nhìn bao quát để “địa linh nhân kiệt”
NHAXUAN.VN – Bản quy hoạch Hà Nội 2030 – 2050 được công bố lấy ý kiến rộng rãi trong cả nước đã được nhiều học giả, nhà nghiên cứu cũng như người dân quan tâm quan tâm góp ý. KTS Phạm Cương, người sinh ra và lớn lên tại Hà nội, cộng tác viên thân thiết của Thị trường Địa Ốc (TBKTSG), cũng có những suy nghĩ duới góc nhìn kiến trúc và phong thủy về mảnh đất với truyền thống lịch sử -văn hóa cả ngàn năm này.
Thiếu, thừa dưới góc nhìn kiến trúc
Không thấy nhiều tính kế thừa của bản qui hoạch mới so với các bản qui hoạch truớc đây. Vô hình chung sẽ tạo sự lãng phí trong quá trình đổi cũ thay mới. Đơn cử như trục tâm linh từ Ba Vì tới Hồ Tây sẽ động chạm tới khá nhiều dự án mà cũng chỉ mới phê duyệt trong thời gian gần đây. Ngoài ra sẽ tạo hiệu ứng bất ổn trong tâm tư của nguời dân chính vì sự tiền hậu bất nhất này.
Mối liên hệ giữa Trung tâm hành chính Quốc gia (TTHCQG) với các khu đô thị và lõi trung tâm là thiếu sự tính toán. Sự bất tiện nhất là đuờng liên lạc hàng không, kết nối với Sân bay Nội Bài sẽ gặp khó khăn do quá xa khu vực này. Nếu phải xây thêm sân bay dành riêng cho nhu cầu của tiểu đô thị dạng đặc biệt này thì lại gây lãng phí.
Qui hoạch đã đưa ra ý tưởng về một siêu đô thị với quá nhiều chức năng, có thể coi là ôm đồm. Nhưng trong bản thuyết minh chưa cụ thể và thuyết phục.Theo cá nhân nguời viết nên luợc bớt một số chức năng, thủ đô nên thiên về chính trị, văn hóa , giáo dục đẩy các chức năng về kinh tế sang các đô thị lân cận như Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Yên…
Kỷ nguyên tới sẽ là kỷ nguyên của các Quốc gia biển. Việt nam lại là nước có ưa thế này và tất cả các đô thị có vai vế hiện nay ở châu Á – Thái Bình Duơng đều là đô thị biển, hành lang kinh tế quan trọng nhất của Hà Nội là dải Côn Minh – Hạ Long. Vậy thì tại sao không định hướng Hà Nội phát triển thành dải ra tận cửa biển, có nghĩa là phát triển về phía Đông thay vì phía Tây, phía Bắc. Đương nhiên việc mở rộng về phía tây là chuyện đã làm nhưng chiến luợc lâu dài nên chăng cần có sự điều chỉnh.
Yếu tố lịch sử, phong thủy
Trong bản qui hoạch thủ đô, các nhà tư vấn đã đề xuất ý tuởng dựa theo phong thủy. Điều này thể hiện một tầm nhìn có chiến luợc nhất là đối với vấn đề Qui hoạch Thủ đô, nó cũng hợp với xu hướng gần đây khi xã hội đã bắt đầu nhận thấy phong thủy như một khoa ứng dụng với nhiều hiệu quả hơn là một môn mê tín.
Những nghiên cứu về phong thủy của nhiều thế hệ cho rằng mạch khí của Thủ đô thuộc dạng đế vuơng. Long mạch Thăng Long -Hà Nội đuợc khởi phát từ cùng cao nguyên Tây tạng là nóc nhà của thế giới, đây được cho là gốc của long mạch. Mạch khí này đi qua nhiều nước, qua Trung quốc, khi vào đến đất Việt Nam địa mạch này khởi phát núi là dãy Hoàng Liên Sơn. Với khí thế hùng hậu mạnh mẽ, mạch khí này dễ dàng vượt qua được sự ngăn trở của sông Đà rồi theo các cánh núi dồn từ Đông Bắc, Bắc, Tây Bắc, Tây để tiếp tục hành xuống phía dưới hình thành nên dãy Ba Vì. Lúc này thì địa mạch này đã giảm bớt sự mạnh mẽ nhưng vì khí vẫn còn rất vượng nên không kết huyệt gần Ba Vì mà chạy tiếp xuống đồng bằng cho đến gặp sự ngăn trở của con sông Hồng mới dừng lại đột khởi tạo thành đất thiêng Thăng Long, vì thế mà “Nùng sơn chính khí” đuợc nhắc tới trong sử sách đã không là mảnh đất ở Ba Vì mà chính là khu vực Ba Đình như ngày nay!
Lịch sử cho thấy khi Thăng Long- Ba Đình trở thành đế đô thì dân Việt chưa từng chịu ách đô hộ của các ngoại bang, chỉ có khi rời đô như thời nhà Hồ lên Thanh Hóa hay nhà Nguyễn về kinh thành Huế, chúng ta mới chịu sự dày xéo của lũ đế quốc. Chính vì vậy mà những tính toán của bản qui hoạch cho rằng khu TTHCQG nên dịch chuyển về Ba vì cho hợp phong thủy cần cân nhắc, xem xét.
Những thuật ngữ phong thủy như “tựa núi nhìn sông” gắn với khu TTHCQG trong bản thuyết minh của đồ án qui hoạch cũng chỉ là một thế nhỏ trong các tài liệu phong thủy. Thế đất này chưa có đuợc một đại Minh đuờng khi chỉ trông vào khu vực hồ Đồng Mô nhỏ bé sánh sao với với tổng thể to lớn của cả quốc gia. Thế đất này có lẽ chỉ hợp với những khu resort, khu công nghiệp hoặc những khu đô thị với chức năng tầm tầm.
Với mạch khí của thế đất như đã nói luôn trên chạy theo chiều từ Đông Bắc, Bắc, Tây Bắc, Tây, khí núi khí sông chạy qua địa phận Thủ đô rồi mở ra phiá Đông và Đông nam rồi hòa ra biển nên xu huớng hoạt động của cả vùng đất đai phía Bắc cũng sẽ tuân theo qui luật này. Thực tế khách quan cho thấy những vùng nằm trong xu thế địa mạch chạy qua như Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên phát triển rất nhanh, trong khi đó định hướng phát triển theo ý chí chủ quan về phía Bắc, phía Tây của Hà Nội mãi vẫn ì ạch. Do đó trong định hứơng qui hoạch thủ đô cũng cần có sự suy xét, liệu phát triển về huớng Tây và huớng Bắc đã thực sự phù hợp?!
Phải thừa nhận bản qui hoạch định huớng với ý tuởng rất hay về một quảng truởng mang âm huởng đại lộ Champs Elysee. Khi là một thủ đô trên năm triệu dân những quảng truờng với không gian nhỏ có lẽ là điều không còn phù hợp. Là một nguời dân sinh ra và lớn lên tại thủ đô, như bất cứ ai, nguời viết cũng rất mong đợi về điều này. Tuy nhiên cũng cần có sự điều chỉnh về vị trí ở đâu và làm ra sao cho hợp với kinh tế cũng như những gì thuộc về lịch sử văn hóa và phong thủy. Qui hoạch đã vậy, nhưng với cách thực hiện hy vọng cũng có nhiều sự cải tiến, có lẽ là cả cách mạng nữa. Những gì mà thành phố Đà Nẵng đã làm đuợc chỉ trong gần chục năm quả thật đáng để học tập!
Chuyên gia Phong thủy Phạm Cương (bài đăng trên TBKTSG)