Nhập thủ trong phong thủy chỉ cái gì?

Nhập thủ trong phong thủy chỉ cái gì?

Nhập thủ, hay LONG nhập thủ phần nhiều mang nghĩa là “nhập đầu” đôi khi sử dụng với nghĩa “nhập tay”, chỉ hình thức và phương vị chân khí long mạch nhập huyệt.

nhap-thu

Nhập thủ trong phong thủy

Các nhà phong thủy quan sát long mạch trong viên cục đến chỗ tận cùng của long mạch (chỗ kết huyệt), vì vậy gọi là nhập thủ. Chỗ long mạch nhập thủ thường đầy đặn, sinh khí đầy đủ chính là chỗ chân long kết huyệt, phát tài phát lộc. Long mạch chạy càng dài, con cháu gia chủ càng hưởng phúc lộc lâu. Nếu long mạch ngắn phát phúc cũng ngắn.

Phương vị của nhập thủ phối hợp với sinh vượng huyệt cục:

– Khảm Long tọa ở vị trí Tuất (hướng Tây Bắc)
– Cấn Long tọa ở vị trí Thân (hướng Tây Nam)
– Chấn Long tọa ở vị trí Dần (hướng Đông Bắc)
– Tốn Long tọa ở vị trí Mão (hướng Đông)
– Ly Long tọa ở vị trí Tỵ (hướng Đông Nam)
– Khôn Long tọa ở vị trí Dậu (hướng chính Tây)
– Đoài Long tọa ở vị trí Hợi (hướng Tây Bắc)
– Càn Long tọa ở vị trí Tý (hướng chính Bắc).

Nếu long phạm bát sát thì long mạch thành giả long. Nhẹ thì gia chủ giảm phú quý, nặng thì phá gia tuyệt tử. Điều này cũng được Từ Kế Thiện nói trong sách Địa lý nhân tử nên biết: “Người nào chỉ dựa vào hình để định cát hung, không chú ý nơi nhập thủ tường tận, thì sai 1 ly đi 1 dặm, di hại vô cùng”.

Các nhà phong thủy căn cứ vào long mạch chia thành 5 loại:

1. Phi long nhập thủ

Long mạch khí ào ạt, đầu ngẩng cao vút. Nếu xung quanh có núi triều bái trùng điệp, hữu tình bao bọc long mạch, gia chủ kết huyệt đại quý.
2. Hồi long nhập thủ

Long mạch chuyển thân đến huyệt mộ song lại quay đầu về tổ. Nếu hạ sa nghịch chuyển, minh đường ngay ngắn vẫn kết huyệt cát.

3. Hoành long nhập thủ

Long mạch kết huyệt ở 1 bên, sau huyệt sơn phải có quỷ sơn; phải có núi gối đệm che chắn cho sinh khí huyệt mộ, nếu không là huyệt rỗng.

4. Trực long nhập thủ
Long mạch thay đổi như dây ngọc, đi thẳng đến huyệt mộ, khí thế mạnh mẽ. Trước huyệt phải có đủ khí tạo ra gò, núi che chắn. Ở thế này, gia chủ phát tài.

Điều này cũng được ghi rõ trong sách Kham Dư mạn hứng: “Dây ngọc tiếp khí xông thẳng đến, sức ba quân, tài gấp 10, kết huyệt phải có gò che chắn, triều phú bối bần (triều tức hướng về thì giàu có, bối tức quay lưng thì nghèo) chớ phân vân ”.

5. Tiềm long nhập thủ

Long mạch chạy đến huyệt, hình ẩn ở bình địa, đất kết cao hơn 3,3cm là núi, thấp dưới 3,3cm là thủy, phải nhìn kỹ mới thấy huyệt. Đó là nơi các dòng nước bao quanh. Đây chính là chân long kết huyệt.