Vietnam news: “Feng shui ‘has role to play’ in architecture”

Vietnam news: “Feng shui ‘has role to play’ in architecture”

NHAXUAN.VN – Architect Pham Cuong is a member of the Feng Shui Board and manages the Ha Noi office of the Centre for Research of Principles of Ancient Oriental Astrology. He tells Huong Ly about his career and passion.

 thay pham cuong

When did you start studying feng shui and what sources of information did you use to do so?

My friends often say that I have a natural bond with feng shui. While many architects of my generation just work on their own architectural projects, I have devoted my life to observing and studying feng shui.

My grandfather was a Confucian scholar. As you know, in the past, there was a strong relationship between Confucianism, medicine and divination; feng shui is a branch of divination.

As a child, my grandfather’s feng shui inspired models and drawings really fascinated me. Furthermore, my father, an associate professor of history, brought many issues regarding feng shui to my attention, making me more curious about it.

But my first serious studies of feng shui started in my university years. At that time, information about feng shui was scarce. Besides a small number of my grandfather’s hand-written books, I was given some copies of feng shui books by a friend of mine, which were published before the Liberation day in 1975.

What inspired you to attach yourself and your work to feng shui?

Several years after my graduation, I had an opportunity to participate in a big construction project. My partners were very careful and concerned about feng shui, so they invited some high calibre researchers including Mr Nguyen Vu Tuan Anh, the Director of the Centre for Research of Principles of Ancient Oriental Astrology, to work with them. Over the course of the project, Tuan Anh and I spent lots of time discussing feng shui, and I was convinced by his reasonable, logical and objective arguments. Subsequently, I enrolled in one of his first courses on feng shui at his centre.

Having attained excellent results, I was invited to become a member of the Fengshui board. I am now the manager of the centre’s representative office in Ha Noi, which provides me with a very good environment for studying feng shui.

In your opinion, are there any disadvantages or contradictions to applying modern architecture and feng shui to a project at the same time? In what way can they interact with one another?

I think that modern architecture and feng shui should be combined in harmony with each other to reach the pinnacle of each school of thought. Even though these two subjects came from different cultures of the West and the East, they both have the final goal of making living places convenient, clean and safe.

Can you provide a synopsis of your speech at the conference held by the Centre for research of principles of ancient oriental astrology on December 15?

I participated in the recent conference with a speech on two topics. The first was “The scientific nature of feng shui and modern architecture,” in which we analysed the similarities between these two subjects in order to affirm that feng shui has its own scientific nature and that we need to respect and study it in a serious way.

In my second topic called “Applying feng shui to architecture and business, the issues an entrepreneur needs to know,” I introduced the application of feng shui at several projects across the world in general and Viet Nam in particular. We also pointed out the keys to success for entrepreneurs when applying feng shui to their trading purposes.

What are the main goals and activities of the Centre for Research of Principles of Ancient Oriental Astrology? Since the very first days of establishment, what has the Centre achieved?

Our main activities are studying Eastern divination and related issues in forecasting such as I Ching, feng shui and physiognomy. Furthermore, we also spend time researching ancient history and culture.

The activities at our centre are divided into two main parts: feng shui research and consultancy, and training the public. During our studying time, we also publish books and hold scientific talks and conferences on related issues. Our recent conference was among one of those typical events.

There are many engaging activities on the centre’s website, drawing the interest of many people.

Can you explain more about the content of the feng shui courses held by the centre? What will trainees gain after taking on of those courses?

Through the website, we hold two different online courses. The one-year course is for those who have a great passion for feng shui and want to become professional researchers. The second lasts only three months with the purpose of introducing a basic knowledge of yin and yang and the five natural basic elements. This is for beginners who have started studying feng shui and other eastern divination subjects.

Why should people trust the courses and register? Should lay people take a course when they have already been given advice by an architect?

We have very few difficulties in attracting trainees to our courses because the scientific nature of feng shui as well as other eastern divination subjects are clearly and logically shown on our website.

Furthermore, not many architects have extensive knowledge of feng shui because it has not been introduced into training programmes in schools and universities of architecture.

Therefore, people who want to construct houses or buildings should learn more about feng shui in order to avoid or to make good the defects of their projects.

Have feng shui and its researchers ever been compared to impulsive soothsaying and fortune tellers? How do you distinguish feng shui from superstition and ensure the centre’s credibility?

In my opinion, a fortune teller only gives partial advice about feng shui and cannot point out it’s scientific nature. Most tellers only know a little bit about the basic ways of applying feng shui to construction, but not many of them know the correct ways. On the contrary, our centre has spent a lot of time in studying feng shui on a systematic, clear scientific basis.

To highlight this, at our recent conference, there were many articles which explained in detail the scientific nature of fengshui.

What have you and the centre done to introduce fengshui into the curriculum at architecture universities and schools?

First of all, we have pointed out the scientific and logical nature of feng shui in many documents and at the recent conference, in which we invited a lot of scientists from universities and representatives from the Viet Nam Association of Architects. We hope that after this conference, the appropriate authorities, who have the same sense of purpose, will support us and gradually carry out this expectation. I think that a lack of knowledge of feng shui is a big disadvantage for architecture and construction students.

Are you satisfied with the results of the conference? What was its most positive outcome?

This conference was one of two events that drew the attention of many scientists and the press. While the first conference just introduced the basic principles of feng shui, the second explained the scientific nature and revealed some of feng shui’s secrets. I am very happy to see its success. At first, we only intended to invite about 200 people. It was beyond our expectations that over 300 participants took part. So far, we have received lots of positive feedback, especially from architectural experts.

Huong Ly (Theo Vietnamnews)

IMG_3616

Bản dịch tiếng Việt

VAI TRÒ CỦA PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC

PV: Anh bắt đầu nghiên cứu phong thủy từ thời gian nào và theo nguồn tài liệu ở đâu? Điều gì ở phong thủy khiến anh yêu thích và gắn bó bản thân và công việc của mình đến vậy?

 

Bạn bè vẫn đùa tôi là người có cơ duyên trong việc nghiên cứu phong thủy. Trong khi các kiến trúc sư cùng thời hầu hết đã có những công trình kiến trúc, to nhỏ, của riêng mình, thì tôi miệt mài nghiên cứu và nghiệm lý về phong thủy. Ông nội là một nhà Nho. Mà như chúng ta biết thời xưa Nho, Y, Lý số thì gắn liền với nhau, trong Lý số thì cũng có môn Phong thủy nữa. Thủa bé, mỗi dịp tôi về quê khi gặp những đồ hình, những bản vẽ Phong thủy của ông tôi đã gây cho tôi những ngạc nhiên cùng với những sự tò mò. Bố tôi là Phó giáo sư Sử học, dưới góc độ của một nhà nghiên cứu, ông cũng đã gợi mở nhiều vấn đề khiến tôi quan tâm hơn tới phong thủy. Nhưng sự tiếp cận trực tiếp với Phong thủy của tôi thì lại từ thời học đại học. Cách đây khoảng hơn 10 năm khi đang là sinh viên của trường đại học Kiến trúc Hà nội, bọn chúng tôi thường được rỉ tai nhau về câu chuyện của chiếc cổng trường Đại học và những chuyện không may về Phong thủy liên quan đến nó. Tất nhiên câu chuyện có gì đó hơi thần bí nhưng thực tế lại không phủ nhận được. Bản thân dưới ngôi trường thuần túy nghiên cứu về Khoa học xây dựng nhưng vẫn không có lời giải thỏa đáng. Điều này càng thêm khiến tôi có những thôi thúc và đào sâu tìm hiểu về Phong thủy. Thủa đó, nguồn tài liệu về Phong thủy phải nói là rất hiếm, chưa tràn ngập phố phường như hiện nay, ngoài một chút sách vở chép tay của ông nội tôi, tôi thường được một anh bạn chuyển cho những cuốn pho to lại từ những sách phong thủy xuất bản trước giải phóng.

Thật ra, cơ duyên đến với phong thủy là thế này: Khi ra trường vài năm, có một lần tham gia một dự án xây dựng lớn. Đối tác là người rất cẩn thận và có quan tâm tới Phong thủy, họ mời những nhà nghiên cứu tầm cỡ trong đó có ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Qua dự án, tôi và thày Tuấn Anh có nhiều thời gian trao đổi và thấy rất thuyết phục trước những lý luận rất hợp lý, logic và khách quan của thày về Phong thủy ( mặc dù trước đây tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều người trong giới phong thủy nhưng thực sự họ chưa thuyết phục tôi lắm). Từ đó, tôi theo thày vào những khóa học Phong thủy đầu tiên của Trung tâm. Sau khóa học, tôi là một trong những học viên xuất sắc và được tín nhiệm được trung tâm mời làm thành viên nghiên cứu ban Phong thủy. Sau một quá trình công tác thì hiện nay tôi làm Trưởng đại diện của Trung tâm tại Hà nội, một môi trường tôi rất thích thú vì có nhiều thời gian cho việc nghiên cứu về Phong thủy.

 

PV: .Theo anh, việc vận dụng một cách đồng thời kiến trúc hiện đại và phong thủy có từ ngàn đời nay có gặp bất lợi hay mâu thuẫn nào không? Chúng có thể tương tác với nhau như thế nào?

 

Theo tôi khi tiến tới đỉnh cao thì Phong thủy và Kiến trúc phải hòa làm một. Bởi vì cả 2 môn tuy xuất sứ từ các nền văn hóa khác nhau nhưng đều có mục đích cuối cùng là làm sao cho nơi ăn ở được thuận tiện, môi trường sống của con người ta sạch sẽ và an toàn. Không thể chấp nhận việc một thày Phong thủy thiết kế bếp theo thước Lỗ ban nhưng đưa vào thực tế sinh hoạt thì gia chủ phải bắc ghế lên để nấu nướng. Điều này không phù hợp với quy chuẩn xây dựng, mà tiền đề của nó là những thông số của nhân trắc học- môn học nghiên cứu về tỷ lệ kích thước của con người nhằm ứng dụng trong thiết kế.

 

PV: Theo ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương, “hệ thống nguyên lý lý thuyết là tiền đề của khoa học phong thủy đã thất truyền và sai lệch”, vậy dựa vào căn cứ nào những người nghiên cứu phong thủy như  anh khẳng định được những nguyên lý về thuật sắp đặt trong phong thủy là chuẩn xác? Phải chăng chúng dựa trên những tiền lệ và chiêm nghiệm từ quá khứ?

 

Theo những nghiên cứu của thày tôi và thế hệ kế tiếp là anh em chúng tôi, bên Trung Quốc, Phong thủy có rất nhiều trường phái, trong đó có những phái lớn như Bát trạch, Huyền không phi tinh, Dương trạch tam yếu và Loan đầu. Các trường phái này đều cho mình là đúng. Tuy nhiên, dưới nghiên cứu của chúng tôi, đây không phải là những trường phái tách biệt hoàn toàn mà có lẽ là những mảnh vụn của một lý thuyết cổ đã thất truyền.

Như chúng ta đã biết, theo tiêu chí khoa học một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì nó phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách hoàn chỉnh, nhất quán, có tính hệ thống, tính quy luật và có khả năng dự báo. Theo những đánh giá của tôi thì Phong thủy Lạc Việt dựa trên nguyên lý căn để là “Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ” đang dần dần khẳng định tính đúng đắn theo những tiêu chí vừa đưa ra và những bài tham luận của những nhà nghiên cứu trong Trung tâm chúng tôi đã thể hiện rất rõ điều này.

 

PV: Xin anh giới thiệu một cách vắn tắt 2 tham luận mà anh tham gia đóng góp trong cuộc hội thảo của trung tâm ngày 15.12 vừa qua?

 

Trong Hội thảo vừa rồi, tôi có đóng góp hai tham luận.

Đầu tiên là “Tính khoa học của Phong thủy và kiến trúc hiện đại”. Trong bài tham luận này, chúng tôi đã phân tích những sự tương đồng giữa phong thủy và kiến trúc hiện đại để đưa ra định hướng Phong thủy có những tính khoa học của nó mà chúng ta cần tôn trọng và nghiên cứu nó một cách nghiêm túc, khoa học.

Tham luận thứ hai của tôi thiên về những ứng dụng của phong thủy : “Ứng dụng phong thủy trong kiến trúc và kinh doanh, những vấn đề mà doanh nghiệp cần biết”. Tham luận này chúng tôi giới thiệu qua về ứng dụng Phong thủy trên thế giới và ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra những điểm mấu chốt là chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp khi sử dụng Phong thủy cho mục đích kinh doanh của họ

 

PV: Các hoạt động và mục đích chủ yếu của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương là gì? Tính từ thời điểm thành lập, kết quả hoạt động của trung tâm như thế nào và có thu hút được nhiều sự quan tâm của cả giới chuyên môn (trong ngành kiến trúc) lẫn người “ngoại đạo” không?

 

Các hoạt động của chúng tôi chủ yếu nghiên cứu về nền Lý học Đông phương và các vấn đề liên quan trong việc dự trắc, dự báo. Có thể kể đến những bộ môn như Kinh dịch, Phong thủy, Nhân tướng học…Ngoài ra phải kể đến những lĩnh vực liên quan như Cổ sử hay văn hóa.

Những hoạt động của chúng tôi được chia làm hai mảng chính:nghiên cứu và tư vấn và đào tạo trong cộng đồng. Trong quá trình nghiên cứu, hàng năm chúng tôi có xuất bản những đầu sách và tổ chức những Hội thảo khoa học, những buổi tọa đàm về những vấn đề liên quan. Hội thảo Phong thủy vừa rồi là một sự kiện tiêu biểu.

Trên trang thông tin điện tử của Trung tâm thành lập cách đây gần hai năm hoạt động rất sôi nổi, thu hút đông đảo người quan tâm, là trang Wed số 1 nghiên cứu về Lý học Đông Phương ở Việt Nam. Trang Wed thể hiện đầy đủ các hoạt động nghiên cứu, tư vấn và đào tạo.

 

PV: Được biết trung tâm có tổ chức các khóa học đào tạo về phong thủy? Anh có thể giới thiệu về nội dung của các khóa học này? Học viên sẽ thu được gì sau 3 tháng tham gia vào khóa học?

 

Hiện nay, thông qua trang thông tin điện tử, trung tâm chúng tôi có tổ chức những lớp học Phong thủy trực tuyến. về Phong thuỷ có 2 mô hinh lớp học, một lớp đào tạo trong 12 tháng giành cho những học viên có đam mê và muốn trở thành những nhà nghiên cứu thực thụ. Lớp thứ hai đào tạo trong ba tháng. Lớp này chủ yếu giới thiệu những kiến thức cơ bản về âm dương ngũ hành và những kiến thức cơ bản về Bát trạch . Lớp này dành cho những người bắt đầu tìm hiểu về Phong thủy cũng như các bộ môn Lý học Đông Phương.

 

PV: Việc thu hút các học viên tham gia khóa học phong thủy có gặp nhiều khó khăn không khi đa số người dân vẫn chưa công nhận phong thủy là một bộ môn khoa học mà vẫn phần nhiều đánh đồng với “mê tín dị đoan”? Những người “ngoại đạo” có nên theo học một cách chuyên sâu như vậy không khi họ đã có các kiến trúc sư tư vấn cho mình?

 

Chúng tôi không gặp khó khăn khi thu hút học viên tham gia các khóa học về Phong thủy vì trên trang Wed cuả chúng tôi tính khoa học của phong thủy cũng như các môn Lý học phương Đông đã thể hiện rất rõ ràng.

Thường những Kiến trúc sư hiện nay chưa chắc đã là những người hiểu sâu về Phong thủy bởi trong những trường Kiến trúc, xây dựng vẫn chưa đào tạo môn phong thủy. Chính vì vậy mà những người có như cầu xây dựng nhà cửa nên tìm hiểu thêm về phong thủy để khi xây dựng có thể biết và khắc phục những điểm xấu cơ bản về phong thủy cho ngôi nhà của mình.

 

PV: Thông thường, khi một người chuẩn bị xây nhà, họ sẽ tìm đến các “thầy bói” để xin lời khuyên về vị trí và bố cục ngôi nhà. Có khi nào thuật phong thủy mà trung tâm đang nghiên cứu bị đánh đồng với những lời bói toán cảm tính đó không? Làm cách nào có thể tách bạch hóa phong thủy với mê tín dị đoan và đảm bảo uy tín cho trung tâm?

 

Theo tôi thì một số “thầy bói” đưa ra những lời khuyên về Phong thủy nhưng rất hiếm nguời có thể chỉ ra được tính khoa học trong Phong thủy. Một số chỉ biết thuần túy những cách ứng dụng và trong số đó, chỉ có rất ít người biết cách ứng dụng đúng đắn. Phía trung tâm chúng tôi việc nghiên cứu bài bản và rõ ràng trên tinh thần khoa học. Điển hình là trong Hội thảo vừa rồi, có rất nhiều bài viết giải thích một cách cặn kẽ về tính khoa học của bộ môn Phong thủy.

 

PV: Bản thân anh và Trung tâm đã có những động thái nào nhằm thuyết phục đưa bộ môn phong thủy vào chương trình giảng dạy ở các trường đào tạo về chuyên ngành kiến trúc?

 

Trước tiên, chúng tôi đã chỉ ra tính khoa học và hợp lý của Phong thủy, điển hình là chúng tôi đã tổ chức một Hội thảo về tính khoa học của Phong thủy trong Kiến trúc và xây dựng. Trong Hội thảo này, chúng tôi có mời nhiều nhà khoa học từ các trường Đại học, cùng với những nguời đứng đầu đại diện cho Hội Kiến trúc sư Việt nam. Hy vọng sau Hội thảo này chúng tôi và các cơ quan chức năng, những người có cùng tâm huyết sẽ làm một điều gì đó để từng bước đưa Phong thủy vào chương trình đào tạo của các trường Đại học.

 

PV: Phong thủy xuất phát từ kiến trúc và xây dựng Phương Đông cổ, tuy nhiên kiến trúc phương Tây cũng vô cùng thành công về sự hài hòa và tính thẩm mỹ trong kết cấu, vậy theo anh, họ dựa trên nền tảng kiến thức nào?

 

Phong thủy cổ truyền phương Đông và kiến trúc hiện đại Tây phương có rất nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, Phong thủy thiên về định tính còn các bộ môn khoa học kiến trúc hiện đại thiên về định lượng. Có những phần so với Phong thủy, kiến trúc tỏ ra vượt trội. Có thể kể ra những bộ môn khoa học đuợc coi là nền tảng xây dựng nên kiến trúc như những bộ môn nghiên cứu về Mỹ học, Nhân trắc học, Vật lý kiến trúc, Vật liệu xây dựng, Môi trường khí hậu…Tuy nhiên khách quan mà nói có nhiều bí ẩn của phong thủy cho đến nay khoa học hiện đại vẩn chưa giải thích được và cần tiếp tục khám phá, nghiên cứu

 

PV: Bản thân anh có hài lòng với buổi hội thảo do trung tâm tổ chức vừa rồi không? Kết quả tích cực nhất mà buổi hội thảo thu được là gì?

 

Hội thảo lần này của chúng tôi là một trong hai hội thảo được tổ chức quy củ và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và giới truyền thông. Nếu hội thảo đầu tiên tổ chức tại Đại Lải (Vĩnh Phúc) mang tính giới thiệu về Phong thủy thì hội thảo lần này chúng tôi đã bước đầu khẳng định tính khoa học và giải mã những bí ẩn của bộ môn Phong thủy. Bản thân tôi rất vui vì hội thảo đã thành công hơn mong đợi. Từ chỗ dự định chỉ mời khoảng 200 khách mời nhưng cuối cùng đã có tới trên 300 người tham dự, cho đến nay chúng tôi đã nhận đuợc rất nhiều phản hồi tích cực nhất là trong giới kiến trúc sư.